PLC (viết tắt của Programmable Logic Controller) là thiết bị cho phép lập trình thực hiện các thuật toán điều khiển logic. Bộ lập trình PLC nhận tác động các sự kiện bên ngoài thông qua ngõ vào (input) và thực hiện hoạt động thông qua ngõ ra (output). PLC hoạt động theo phương thức quét các trạng thái trên đầu ra và đầu vào. Khi có sự thay đổi bất kỳ từ ngõ vào, dựa theo logic chương trình ngõ ra tương ứng sẽ thay đổi.
Ngôn ngữ lập trình PLC phổ biến hiện nay là Ladder, Step Ladder. Tuy nhiên, mỗi hãng sản xuất sẽ có các ngôn ngữ lập trình riêng. Các hãng sản xuất PLC phổ biến hiện nay gồm: Siemens, Mitsubishi, Rockwell, INVT, Delta…
Thông thường, hệ thống PLC có các bộ phận chính sau:
Ngoài ra, PLC còn có các bộ phận khác:
Bộ điều khiển trung tâm CPU thực hiện điều khiển toàn bộ hoạt động của bộ PLC. Tốc độ xử lý của CPU quyết định đến tốc độ điều khiển của PLC. Chương trình được lưu trữ trên RAM. Pin dự phòng được tích hợp trên PLC giúp chương trình không bị mất khi có sự cố về điện. CPU thực hiện quét chương trình và thực hiện các lệnh theo thứ tự.
Bộ điều khiển PLC hoạt động theo vòng quét, các vòng quét được mô tả như hình dưới, tốc độ xử lý của PLC phụ thuộc vào thời gian thực thi vòng quét, các vòng quét được lặp đi lặp lại trong quá trình PLC hoạt động
Ưu điểm:
Nhược điểm:
Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang đặt ra thách thức không nhỏ đối với các doanh nghiệp. Trong dây chuyền sản xuất của doanh nghiệp, PLC không đơn thuần là thiết bị điều khiển đáp ứng về logic và tốc độ mà còn về truyền thông, trao đổi dữ liệu giữa các thiết bị điều khiển khác, tạo nên một mạng lưới khép kín.
Ngày nay, bộ điều khiển lập trình PLC đang dần thay thế cho các hệ thống điều khiển bằng relay, contactor thông thường.
HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN THÔNG THƯỜNG | HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN BẰNG PLC |
– Khi muốn thay đổi chương trình phải lắp đặt lại toàn bộ. – Khó bảo trì, sửa chữa.
|
– Sự thay đổi ngõ vào, ra và điều khiển hệ thống dễ dàng hơn nhờ các phần mềm trên máy tính hoặc console. – Bảo trì và sửa chữa dễ dàng. – Độ bền và tin cậy cao. – Các module rời cho phép thay thế và mở rộng khi cần thiết. – Công suất tiêu thụ ít hơn, tốc độ hoạt động của hệ thống nhanh hơn. |
Điều khiển logic:
Điều khiển đáp ứng:
Mạng truyền thông:
Bộ lập trình PLC được ứng dụng trong nhiều ngành và nhiều loại máy móc như:
Tác giả: Lê Việt Anh
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn